Địa lý Sardegna

Bản đồ địa hình Sardegna

Sardegna là hòn đảo lớn thứ hai tại Địa Trung Hải, với diện tích 23.821 km². Hòn đảo nằm giữa 38° 51' và 41° 15' độ vĩ Bắc và 8° 8' và 9° 50' độ kinh Đông. Ở phía tây Sardegna là biển Sardegna, một bộ phận của Địa Trung Hải; ở phía đông của Sardegna là biển Tyrrhenus, cũng là một bộ phận của Địa Trung Hải.[1] Bờ biển của Sardegna dài 1.849 km và thường là có cao độ lớn và địa hình đá, với các đường bờ biển trài dài tương đối thẳng, nhiều mũi dất nổi bật, một số vịnh rộng và sâu, đảo hẹp, vịnh nhỏ và một số đảo ngoài khơi.

Không giống như Sicilia và lục địa Ý, Sardegna không hay bị động đất. Đá trên đảo có niên đại từ Đại Cổ sinh (lên đến 500 triệu năm tuổi). Do đã xảy ra quá trình xói mòn kéo dài ở vùng cao của đảo, đã tạo thành đá hoa cương, đá phiến, trachit, bazan (được gọi là "jaras" hay "gollei"), sa thạch và đá vôi dolomit, có độ cao trung bình 300 đến 1.000 mét. Đỉnh cao nhất tại Sardegna là Punta La Marmora (1.834 m), một bộ phận của dãy núi Gennargentu ở trung tâm của đảo. Các chuỗi núi khác là Monte Limbara (1.362 m) ở phía đông bắc, dãy Marghine và Goceano (1.259 m) chạy chéo chữ thập 40 km (25 dặm) về phía bắc, Monte Albo (1057 mét), dãy Sette Fratelli Range ở đông nam, và dãy núi Sulcis và Monte Linas (1236 mét). Các dãy núi và cao nguyên trên đảo bị phân tách bởi các bình nguyên và thung lũng phù sa rộng, ví dụ như Campidano ở tây nam giữa OristanoCagliariNurra ở tây bắc.

Sardegna có một vài con sống chính, lớn nhất là Tirso, dài 151 km (94 dặm), chảy về phía tây, sông Coghinas (115 km) và sông Flumendosa (127 km). Có 54 hồ nhân tạo và đập để cung cấp nước và thủy điện, ví dụ như hồ Omodeohồ Coghinas. Hồ nước ngọt tự nhiên duy nhất tại Sardegna là Lago di Baratz. Có một số đầm phá và vũng lớn, nông và nước mặn nằm dọc theo 1.850 km (1.150 dặm) bờ biển của Sardegna.

Hòn đảo có khí hậu Địa Trung Hải điển hình. Trong năm có khoảng 135 ngày nắng, với lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa đông và mùa thu, có một số trận mưa nặng hạt vào mùa xuân và có tuyết rơi ở vùng cao. Nhiệt độ trung bình dao động từ 11 đến 17 °C (52 đến 63 °F).[2]Gió Mistral thổi từ phía tây bắc là loại gió chiếm ưu thế và thổi trong suốt cả năm, mặc dù thường thấy nó xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông và mùa xuân. Loại gió này có thể thổi khá mạnh, song thường mang tính khô và mát.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sardegna http://demo.istat.it/altridati/indicatori/2005/Tab... http://demo.istat.it/altridati/indicatori/2005/Tab... http://demo.istat.it/altridati/indicatori/2005/Tab... http://demo.istat.it/str2010/index.html http://www.paradisola.it/varie/clima.asp http://consiglio.regione.sardegna.it/XVLegislatura... http://www.eoearth.org/article/Balearic_Sea?topic=... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Sardin...